Hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp VPS với những dịch vụ, giá cả và chất lượng khác nhau. Để chọn được một VPS tốt nhất là điều không hề đơn giản. Mua VPS ở đâu vì thế mà cũng rất khó lựa chọn. Với ưu điểm về tài nguyên của VPS (CPU, RAM) lớn hơn so với shared hosting, vì thế mà khả năng chịu tải rất tốt. Thêm nữa là chi phí rẻ hơn rất nhiều so với Shared Hosting khi sử dụng.

VPS là gì?

VPS (tiếng Anh là Virtual Private Server – tạm dịch: Máy chủ ảo) là dạng máy chủ được tạo ra bằng phương pháp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ khác nhau có tính năng tương tự như máy chủ riêng (Dedicated Server), chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý ban đầu.

Tuy nhiên, việc sử dụng VPS để thiết lập cho trang web hoạt động được là một chuyện không hề đơn giản tí nào. So với với Hosting, bạn hoàn toàn có thể quản trị và thao tác rất đơn giản với cPanel, nhưng ở VPS, bạn sẽ phải tự quản trị nó → tự thiết lập nhiều dòng lệnh.

Ai nên sử dụng Cloud VPS?

Việc sử dụng VPS không dễ, vì nó không phải đơn giản chỉ là một phiên bản mạnh hơn của shared hosting. Quản lý một VPS đòi hỏi những kỹ năng kỹ thuật tương tự như quản lý một máy chủ thuê riêng đơn giản.

Vì thế mà VPS là một giải pháp dành cho những người nhiều kinh nghiệm. Kinh nghiệm thì bạn có thể tự học mà có. Đừng quá lo lắng nếu bạn là người mới.

Tuy nhiên, ngày nay đã có một số giải pháp thay thế, bạn có thể sử dụng các chương trình quản lý VPS như: hocvps, vpssim hoặc cyberpanel,… để thiết lập website. Chi tiết như nào bạn có thể tham khảo google nhé!

Ưu và Nhược điểm của VPS

VPS không phải là lựa chọn hoàn hảo 100%. Ngoài ưu điểm thì đi kèm đấy cũng có những nhược điểm mà VPS mang lại, đặc biệt nhất là đối với những người mới.

Ưu điểm:

  • Chi phí sử dụng: hợp lý, phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn có được sự ổn định khi có lượng lớn truy cập.
  • Khả năng mở rộng: khả năng nâng cấp tài nguyên dễ dàng.

Nhược điểm:

  • Lúc cao điểm không tránh khỏi tình trạng server có thể bị treo → VPS tạm thời dừng hoạt động (vì VPS chạy trên một máy chủ vật lý).
  • Tuy việc nâng cấp tài nguyên là dễ dàng, nhưng còn phụ thuộc vào lượng tài nguyên còn lại của máy chủ vật lý.
  • Quản trị: cần phải có kỹ năng quản trị.

Khi nào bạn nên chuyển lên sử dụng VPS?

Nếu thấy website của bạn có nhiều traffic nhưng gói Hosting tốt nhất không đủ dùng thì cũng là lúc bạn nên suy nghĩ về việc nâng cấp lên gói VPS.

Một điểm nữa là vì mỗi nhà cung cấp đều khác nhau, nên rất khó để nói bạn có dùng hết tài nguyên đã có hay chưa.

Tuy nhiên, những yếu tố dưới đây phần nào đó sẽ giúp bạn cân nhắc kỹ hơn khi tiến hành chuyển đổi:

  • Traffic (lượng truy cập) tầm 100-200 lượt mỗi ngày (đây chỉ là con số ước tính)
  • Tỉ lệ your bounce rate tăng mạnh
  • Thời gian load trang tăng lên → bắt đầu thấy downtime xuất hiện
  • Và một số yếu tố khác ngoài gói hosting bạn đang sử dụng

Nếu bạn có kiến thức về web thì nên chủ động tăng tốc website, giúp website hoạt động nhanh hết mức có thể. Ngược lại, bạn đang cố gắng để tối ưu nhưng vẫn không thành công → lúc này, bạn nên nâng cấp lên gói VPS hosting.

VPS thông thường và Cloud VPS có giống nhau hay không?

VPS thông thường còn được là một máy chủ ảo như đã nói ở phần đầu.

Phân biệt VPS thông thường và Cloud VPS

Khác với VPS thông thường, Cloud VPS là mà một hệ thống tập hợp nhiều máy chủ, lưu trữ theo công nghệ điện toán đám mây. Điều này giúp các VPS trong hệ thống Cloud VPS được tối ưu hơn so với VPS thông thường:

  • Khả năng truy cập nguồn tài nguyên lớn hơn
  • Không bị ảnh hưởng nhiều bởi các máy chủ khác
  • Khả năng xử lý, bảo mật và nâng cấp về sau dễ dàng hơn mà không bị giới hạn

So sánh Cloud VPS so với Shared Hosting

Như đã nói ở trên, ngày nay đa số các nhà cung cấp đều chọn Cloud VPS vì những ưu điểm mà nó mang lại.

Trên thị trường hiện nay, phần lớn đều sử dụng Shared Hosting và Cloud VPS, trong đó Cloud VPS được ưa chuộng hơn cả. Bảng so sánh Hosting và VPS sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn:

11 cách chọn mua VPS chất lượng tốt

Để có một VPS tốt đi kèm chất lượng, các thông số sau đây bạn cần nắm rõ:

#1. Ram (Memory)

Vì có liên quan đến tốc độ nên đây là thông số tốt nhất để bạn đánh giá. RAM càng nhiều thì đồng nghĩa với tốc độ truy xuất càng lớn, khả năng xử lý các đoạn code, phần mềm hay truy vấn dữ liệu (database) càng nhanh → tốc độ tải trang của website càng nhanh.

Thông thường, đối với nhu cầu sử dụng WordPress, dung lượng RAM từ 1GB trở lên thì một website có thể hoạt động thoải mái rồi.

Tuy nhiên, trong khi sử dụng mọi người thấy VPS mình bị chiếm RAM thường rất lo lắng, điều này có khi ngược lại là rất tốt nữa.

Bạn biết đấy, trong Linux, RAM còn dư sẽ được sử dụng để lưu cache các tiến trình trong Server (máy chủ) và nó sẽ tự giải phóng khi cần.

#2. Disk (Storage)

Hiểu đơn giản là ổ đĩa cứng (ổ cứng), đây là nơi lưu trữ tất cả các dữ liệu từ các file cài đặt hệ điều hành cho tới các file mã nguồn website của bạn.

Hiện nay, có 2 loại ổ đĩa cứng:

  • HDD (Hard Disk Drive): đây là loại ổ đĩa thông dụng nhất mà chúng ta hay sử dụng trên máy tính.
  • SSD (Solid State Drive): tạm dịch (hay gọi nhất) là ổ cứng bán dẫn, thế hệ các máy tính ngày nay đều trang bị loại giúp việc truy xuất dữ liệu được nhanh hơn.

So với HDD thì SSD có ưu điểm nhiều hơn, dễ thấy nhất là cùng một dữ liệu nhưng SSD có tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh hơn HĐ tới 300 lần. Nếu bạn để ý kỹ khi mua ổ cứng, tốc độ truy xuất của HDD chỉ tầm 80MB/s, trong khi đó SSD lên tới hơn 400MB/s.

Nhược điểm của SSD là giá thành khá cao so với HDD.

Hiện nay, SSD có nhiều loại và nhiều công nghệ sử dụng khác nhau. Ví dụ để làm cache (SSD Caching), người ta có thể sẽ sử dụng ổ cứng SSD lai tạp (Hybrid SSD) hoặc dùng SSD chính thống.

→ Một VPS tốt nhất thì nên sử dụng loại SSD mặc dù giá có đắt hơn hẳn.

#3. CPU Core

CPU Core là lõi xử lý của CPU. Một máy chủ vật lý thường có số lượng core nhất định và chúng được chia cho các VPS.

Thông thường, một con VPS khi mua sẽ có từ 1 đến 6 core. Số core VPS càng nhiều thì tương ứng với tốc độ xử lý càng lớn.

#4. Băng thông (Bandwidth/Transfer)

Khi đọc các bài viết nước ngoài, bạn hay thấy 2 từ Bandwidth/Transfer – chúng đều có cùng một nghĩa là băng thông.Băng thông là lưu lượng mà bạn được phép truyền tải dữ liệu đi.

Ví dụ, trang web của bạn chứa 5MB dữ liệu (bao gồm code, ảnh, video, audio,…) và trong một ngày có 100 lượt truy cập thì băng thông là 100*5 = 500MB. Hoặc có 1 file trên VPS với dung lượng 1GB thì cứ 1 người tải bạn sẽ mất 1GB băng thông.

#5. IP

Thường các dãy IP này sẽ được chọn ngẫu nhiên từ nhà cung cấp. Nếu bạn chưa rõ có thể đọc bài viết tại đây.

Khi chọn mua thêm nhiều IP khác nhau, các dãy IP đó sẽ có chung một class A và B. Ví dụ: 192.168.1.1/192.168.1.2/192.168.1.3.

#6. SWAP

SWAP được hiểu là một bộ nhớ ảo, dùng để lưu lại các hành động xử lý cũ nếu như bộ nhớ RAM của bạn bị đầy (overload). Thật ra SWAP là một không gian lưu trữ trên ổ cứng, không phải là một bộ nhớ độc lập như nhiều người vẫn nghĩ.

Hầu hết khi nhắc đến SWAP thì ít ai biết đến, đa số không dùng đến tài nguyên này.

Tuy nhiên, nếu bạn là người chuẩn bị mua VPS thì bạn nên tự tạo swap trên VPS của mình. Khi tạo swap sẽ giúp máy chủ đạt hiệu suất tốt hơn.

Trên là 6 thông số cơ bản mà bạn cần phải biết khi mua VPS chất lượng. Riêng thông số về SWAP, có thể nhiều nhà cung cấp sẽ list ra bên ngoài bảng giá. Còn với IP, bạn sẽ được chọn số lượng cần mua tại trang đặt hàng.

#7. cPanel, DirectAdmin hay Parallels Plesk?

Cả 3 đều là một Webserver Control Panel, phục vụ cho VPS hoặc Dedicated Server. Chức năng chính là hỗ trợ bạn trong việc cấu hình webserver → tạo ra những gói host nhỏ hoặc thậm chí có thể phục vụ cho bạn việc mua bán host.

Cả 3 Webserver Control Panel đều phải trả phí nếu sử dụng, có giá dao động từ $8 đến $15 mỗi tháng. Tuy vậy, vẫn có rất nhiều control panel miễn phí để bạn tìm hiểu.

Nếu chưa rõ, đọc bài viết này để hiểu hơn về cPanel, DirectAdmin hay Parallels Plesk.

#8. Hệ điều hành CentOS, Ubuntu, Debian, Windows Server?

Khi mua VPS, có thể bạn sẽ tự cài hệ điều hành hoặc họ sẽ hỏi bạn muốn sử dụng hệ điều hành nào. Vì là vấn đề quan trọng nên bạn cũng cần hiểu rõ.

Lựa chọn hệ điều hành cho VPS

Hầu hết, các dịch vụ cung cấp VPS sẽ hỗ trợ các loại hệ điều hành phổ biến sau đây:

  • CentOS (Linux)
  • Ubuntu (Linux)
  • Fedora (Linux)
  • Debian (Linux)
  • Windows Server (Windows)

Trong đó, nếu bạn dùng WordPress để làm website nói riêng hoặc chạy website PHP nói chung thì hệ điều hành Linux là một lựa chọn tốt. Hai hệ điều hành mình khuyến khích là CentOS hoặc Ubuntu vì đây là 2 HĐH có nhiều người sử dụng, luôn có sự hỗ trợ trên các diễn đàn hỏi đáp thế giới.

#9. Managed VPS và Unmanaged VPS

Managed VPS là loại hình dịch vụ cung cấp VPS cho khách hàng kèm theo đó là dịch vụ quản trị. Dịch vụ quản trị ở đây bao gồm: cài đặt/tư vấn về VPS mà khách hàng cần, tối ưu hiệu suất và cũng như bảo mật cho VPS.

Unmanaged VPS là loại hình dịch vụ VPS không bao gồm việc quản trị VPS cho khách hàng. Nhà cung cấp chỉ đảm bảo VPS của bạn không bị downtime hoặc các nguyên nhân khác xuất phát từ máy chủ chính.

Do đó, khi thuê VPS, bạn cần nên biết nhà cung cấp VPS bạn định thuê thuộc loại Unmanaged VPS hay Managed VPS nhằm tránh các hiểu lầm về sau.

Vì mỗi nhà cung cấp dịch vụ VPS có thể sử dụng (Managed VPS) hoặc không sử dụng (unmanaged VPS) nên sẽ có mức giá khác nhau, có nơi giá rất cao, nhưng có nơi giá rất thấp.

#10. KVM và OpenVZ

KVM là hệ ảo hóa toàn phần và khi được tạo ra bởi hệ ảo hóa này thì các máy chủ ảo sẽ được ảo hóa dựa trên phần cứng. Nghĩa là các thông số bạn được cung cấp đều là tài nguyên vật lý hiện có trên server tổng.

OpenVZ VPS: hiểu đúng hơn thì đây không phải là hệ ảo hóa mà các máy ảo (gọi chính xác hơn là các môi trường ảo – VE/Virtual Environment) nhằm tạo các bản copy của một hệ điều hành để phân thành các container nhưng nó vẫn có đầy đủ các tính năng cần thiết như một máy chủ ảo.

Ví dụ dễ hiểu: VPS của bạn có 1GB RAM và 2 cores nhưng khi sử dụng, VPS không dùng hết số lượng tài nguyên này nên sẽ bổ trợ tài nguyên CPU cho các gói VPS khác trên cùng một server.

So sánh về tốc độ và chất lượng thì KVM sẽ nhanh và tốt hơn OpenVZ. Nhưng về giá thì OpenVZ lại có giá tốt hơn KVM và điểm cộng là OpenVZ dễ dàng nâng cấp tài nguyên mà không cần khởi động lại VPS. Ngoài OpenVZ, bạn có thể tìm hiểu thêm về LXC (Linux Container) – một hệ ảo hóa khác cũng giống nó.

#11. Hỗ trợ khách hàng

Không có gì là hoàn hảo 100%. Dù VPS có mạnh mẽ và ổn định thế nào đi chăng nữa, đôi lúc vẫn có sự cố hoặc các vấn đề phát sinh.

Để đảm bảo VPS hoạt động trở lại, bạn cần một đội ngũ hỗ trợ để giải quyết những vấn đề đó. Nếu phía nhà cung cấp không đủ khả năng để hỗ trợ khách hàng 24/7, thì bạn cần xem xét lại.

Trước khi đưa ra quyết định lựa chọn nhà cung cấp VPS uy tín, bạn nên thử xem đội đội ngũ hỗ trợ khách hàng có nhiệt tình không?

Với 11 tiêu chí chọn mua VPS chất lượng thì việc chọn mua VPS ở đâu tốt nhất thật sự không còn khó cho bạn phải không?

Top 7 nhà cung cấp VPS tốt nhất nên dùng

Việc nên mua VPS ở đâu tốt nhất là điều rất cần thiết. Điều này giúp bạn tối ưu tài chính, cải thiện chất lượng website,…

Dưới đây là 7 nhà cung cấp VPS tốt nhất nên mua theo khuyến nghị của mình.

#1. Vultr

Cái tên đầu tiên mình phải nhắc đến là Vultr.

Đây là nhà cung cấp mình luôn khuyến khích mọi người sử dụng. Mức giá ở đây thật sự rất rẻ, chất lượng VPS luôn được đánh giá tốt, uptime cao, ít gặp sự cố lớn.

Điểm qua một vài ưu điểm của Vultr sẽ làm bạn hài lòng:

  • Nếu bạn muốn thử bắt đầu, lựa chọn gói 2.5$/tháng với 512MB RAM, 500GB băng thông là sự chọn không tồi. Thật sự, rất ít nhà cung cấp nào dám đưa ra cấu hình với mức giá như vậy.
  • Điểm hay ở Vultr là VPS tính theo giờ, do đó nếu không dùng bạn có thể xóa đi mà không bị tính tiền. Rất phù hợp cho những bạn lần đầu mới làm quen với VPS để tập “vọc vạch” vài thứ.
  • Hiện tại, Vultr đang có mặt ở 15 thành phố trải dài khắp thế giới, đặc biệt có datacenter ở Singapore và Japan nên tốc độ về VN cực nhanh.
  • Với tính năng Snapshot miễn phí, bạn rất dễ dàng sao lưu – clone VPS
  • Vultr cho phép cài hệ điều hành từ file ISO của bạn → có thể cài Windows dễ dàng.
  • Cộng đồng người Việt Nam sử dụng Vultr đông đảo nên dễ dàng tìm nhiều tài liệu hướng dẫn.
  • Thường xuyên tung ra chương trình khuyến mãi như: tặng khách hàng mới từ 2 -> 11 tháng dùng thử VPS miễn phí, Tặng 50$ dùng thử cho người mới…

Vultr cung cấp nhiều loại server khác nhau:

  • Vultr Cloud Compute: phù hợp cho các mục đích như: làm web server, cấu hình enterprise cao cấp.
  • Storage Instance: có dung lượng lưu trữ lớn, cấu hình vừa phải nên phù hợp làm server lưu trữ.
  • Dedicated Instance: vì được sử dụng FULL 100% tài nguyên CPU, RAM, SSD Drives nên sẽ phù hợp với những hệ thống lớn, website visit online khủng cần nhiều tài nguyên.

Bạn thấy sao về Vultr?

Nếu bạn muốn thử làm quen với VPS, Vultr là một sự lựa chọn rất tốt → Nếu bạn muốn nhận ưu đãi $100 khi đăng ký mới thì đăng ký tại đây.

#2. AZDIGI

Ở thị trường Việt Nam, AZDIGI là một cái tên không quá xa lạ với những ai thường xuyên tìm hiểu về WordPress, Hosting, VPS…

Đây là nhà cung cấp chuyên về dịch vụ máy chủ – trong đó có VPS, được thành lập bởi Thạch Phạm, cái tên rất nổi tiếng về WordPress nói riêng và Webmaster nói chung.

Ưu điểm:

  • Vì máy chủ đặt tại Việt Nam nên cho tốc độ load trang rất nhanh, phù hợp cho những ai làm website trong nước (không sợ đứt cáp quang).
  • Hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt thông qua Live Chat/Ticket/Phone nên bạn yên khi có sự cố xảy ra.
  • Nhiều lựa chọn về hình thức thanh toán như: Internet Banking, PayPal, Visa/MasterCard,….
  • Thường xuyên có nhiều chương trình giảm giá cho toàn bộ sản phẩm.

Tuy nhiên, cũng có vài nhược điểm:

  • So với Vultr, DO, Linode,…thì giá thành tương đối cao
  • Không hỗ trợ thanh toán theo giờ sử dụng như nhiều nhà cung cấp VPS
  • Nếu website của bạn chủ yếu phục vụ khách hàng ở Việt Nam, AZDIGI là một sự lựa chọn tuyệt vời lúc này.

→ Mua VPS chất lượng cao tại AZDIGI ←

#3. Linode

Không biết đã đã nghe qua tên nhà cung cấp này chưa?

Linode bắt đầu hoạt động từ năm 2003, là một trong những nhà cung cấp VPS lớn nhất trên thế giới với hệ thống hạ tầng cao cấp, đi kèm chất lượng dịch vụ tuyệt vời.

Đây là một thương hiệu uy tín, chuyên nghiệp, với chất lượng tốt nhất nên ít khi có những phàn nàn từ người dùng.

Về phần quản trị, có hơi khó sử dụng so với Vultr và DigitalOcean nên với những bạn mới làm quen với VPS, sẽ gặp không ít vấn đề.

Hiện tại, Linode đã có 11 locations trên toàn thế giới trải dài trên 3 châu lục, riêng châu Á có 2 location Singapore và Japan cho tốc độ truy cập từ Việt Nam rất nhanh.

DataCenter Server của Linode trên thế giới

Linode đang có 2 loại cloud server sau:

  • Standard Plans: phù hợp cho các mục đích như: làm web server, cấu hình enterprise cao cấp.
  • High Memory Plans: có cực nhiều RAM, phù hợp với các xử lý, tác vụ cần tính toán nhiều như Database, Caching…

Với việc nâng cấp RAM gấp đôi cho mọi khách hàng nhưng vẫn giữ nguyên mức giá thì đây là cơ hội quá tuyệt vời để bạn trải nghiệm.

#4. OVH

OVH là nhà cung cấp máy chủ & VPS thuộc hàng top trên thế giới – quy mô của họ rất lớn.

nha-cung-cap-vps-chat-luong-OVH

Ưu điểm được nhiều người đánh giá về OVH là có Datacenters mạnh & uptime rất cao (có rất nhiều khách hàng lớn trải điều trên khắp thế giới).

Ưu điểm của OVH VPS:

  • Uptime rất cao
  • Datacenters phân bố đều trên thế giới: Singapore, Sydney, US – châu Âu…
  • Được bổ sung lên tới 16 IP riêng với phí rất rẻ (chỉ $3/ IP)
  • Giá rất rẻ so với đối thủ khi cùng chất lượng

Trong phân khúc “VPS phổ thông”, OVH chưa làm tốt được như Vultr, DigitalOcean hay Linode (khâu support khách hàng “phổ thông” chưa tốt lắm).

OVH chỉ tính tiền theo tháng không có theo giờ. Vì đăng ký & duyệt thủ công nên bạn phải chờ khoản 12h để được kích hoạt VPS.

Tuy nhiên, trong năm 2022 – OVH đã cung cấp các gói VPS Public Cloud giá rất rẻ – chỉ với $3.5/ tháng, bạn đã có được VPS 2GB RAM.

#5. DigitalOcean

DigitalOcean là nhà cung cấp Cloud Server trước cả Vultr, rất uy tín và nổi tiếng trên thế giới.

nha-cung-cap-vps-chat-luong-digitalocean

Như Vultr, VPS ở đây giá cũng khá rẻ, đều sử dụng nền tảng ảo hóa KVM. Chất lượng khi trải nghiệm VPS ở đây rất tốt, uptime cao và bạn được thanh toán theo giờ sử dụng.

Tuy nhiên, DigitalOcean hiện tại mới chỉ có mặt ở 8 location trên thế giới, không nhiều như Vultr. Ở location gần Việt Nam, chỉ có Singapore nhưng cũng đủ giúp cho tốc độ truy cập từ VN rất nhanh rồi.

Tại DigitalOcean có cộng đồng hỗ trợ rất tốt, bạn sẽ tìm được những bài viết hướng dẫn cài đặt VPS chi tiết.

Cả Vultr và DigitalOcean đều chấp nhận thanh toán bằng Visa/Mastercard hoặc PayPal, tuy nhiên tốt nhất hãy sử dụng PayPal nhé (vì DigitalOcean đang block nhiều tài khoản ngân hàng ở Việt Nam).

#6. Dediserve

Dediserve là một trong số ít các nhà cung cấp Cloud Server có 4 location ở châu Á: Singapore, Jakarta, Hong Kong và Japan cho tốc độ truy cập từ VN rất nhanh.

Hiện tai, Dediserve đang có tổng cộng 17 location trên thế giới. Bạn thoải mái lựa chọn các datacenter ở US và cả EU để trải nghiệm hoặc dùng cho mục đích kiếm tiền online ở nước ngoài.

Toàn bộ cloud server ở đây đều sử dụng nền tảng ảo hóa là KVM và ổ cứng SSD nên bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng và độ ổn định.

Ưu điểm của DediServe VPS:

  • Có 4 location gần Việt Nam
  • Thời gian Uptime cao
  • Hỗ trợ 24/7
  • Snapshot miễn phí
  • Luôn có khuyến mãi đi kèm cho các sản phẩm
  • Thanh toán đa dạng bằng PayPal hoặc Visa/Mastercard

Nhược điểm:

  • Tính tiền theo tháng
  • Hỗ trợ bằng Tiếng Anh, không có tiếng Việt
  • Nếu bạn đang có ý định thay đổi VPS để có những trải nghiệm mới thì Dediserve là sự lựa chọn không tồi.

#7. RamNode

RamNode được là một trong những nhà cung cấp dịch vụ VPS giá rẻ uy tín nhất hiện nay. VPS tại đây có tốc độ và thời gian uptime vượt trội nếu so với các nhà cung cấp VPS giá rẻ khác.

nha-cung-cap-vps-chat-luong-ramnode

VPS bên họ bao gồm OpenVZ lẫn KVM, giúp bạn dễ dàng lựa chọn cho các dự án khác nhau. Với gói VPS chỉ 3.5$/tháng, bạn đã có ngay VPS 1GB Ram – 40GB SSD → thật sự rất hữu ích cho những bạn cần backup lại.

Ưu điểm của RamNode VPS:

  • Chịu tải tốt và ổn định
  • Đa dạng các gói dịch vụ như: VZ, KVM, VDS, cPanel Hosting
  • Thường xuyên có các mã giảm giá khuyến mãi đi kèm

Nhược điểm còn tồn tại mà chưa thấy RamNode cải thiện:

  • Chỉ có Location ở Mỹ và Hà Lan, không có location tại châu Á
  • So với Vultr, DO thì giá tại RamNode vẫn cao hơn
  • Nếu bạn đang ưu tiên cho việc sao lưu dữ liệu thì RamNode là sự lựa chọn hợp lý.

F.A.Q – Những câu hỏi thường gặp

1. Làm cách nào để tôi đăng nhập vào VPS của mình?

→ Trả lời: Tùy thuộc vào hệ điều hành bạn đang sử dụng (Linux hoặc Windows), sẽ có một số cách đăng nhập vào VPS khác nhau. Thông thường sẽ đăng nhập VPS Linux qua SSH. Cách tốt nhất là hỏi tư vấn viên bên phía nhà cung cấp dịch vụ VPS cho bạn.

2. Tôi có thể nâng cấp VPS đang sử dụng lên gói cao hơn không?

→ Trả lời: Hoàn toàn có thể miễn là trong thẻ Visa/Mastercard hoặc Paypal của bạn còn tiền.

3. Có thể cài lại VPS không?

→ Trả lời: Hoàn toàn được. Trước khi cài lại bạn nên backup dữ liệu đã có trước đó.

4. Làm thế nào để cài đặt WordPress trên VPS?

→ Trả lời: Mỗi nhà cung cấp VPS sẽ có tùy chọn cài đặt WordPress ngay trên VPS. Nếu không thích bạn có thể tham khảo: LarVPS Script, TinoVPS Script, Centminmod, EasyEngine Script , Direct Admin, VPSSIM, CPanel hoặc CyberPanel,…

5. Tôi có thể cài đặt phần mềm nào trên VPS?

→ Trả lời: Với VPS, bạn có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với phần mềm mà máy chủ của bạn đang chạy. Thông thường, các giới hạn duy nhất được đặt trên phần mềm bạn có thể chạy là hệ điều hành và tổng dung lượng bộ nhớ của bạn.

Tạm kết

  • Nếu bạn muốn làm quen với VPS thì Vultr, AZDIGI và DigitalOcean là sự lựa chọn tốt nhất vì giao diện web dễ sử dụng, hỗ trợ nhanh và giá rẻ để bắt đầu.
  • Nếu website của bạn chỉ chạy chuyên cho trị trường nước ngoài thì OVH và Linode là giải pháp tốt nhất.
  • Để làm website wordpress thì sở hữu VPS Hosting là điều cần thiết phải không?
  • Mỗi nhà cung cấp đều có ưu và nhược điểm riêng, mình hy vọng bạn đã tìm được nhà cung cấp VPS tốt nhất nên mua lúc này rồi.

VN-Tek

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận