Tốc độ tải trang (Page speed) là thước đo thời gian tải nội dung trên trang của bạn, có tác động đến thứ hạng của trang bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới trải nghiệm người dùng, tốc độ tải trang tốt người dùng hài lòng và tỷ lệ bỏ trang sẽ thấp hơn, Google sẽ thích những trang load nhanh dễ dàng cho Googlebot thu thập và đánh chỉ mục. Pagespeed là gì? Tốc độ trang thường bị nhầm lẫn với “tốc độ site”, đây thực sự là tốc độ trang cho một mẫu trang xem trên site.
Tốc độ trang được tính từ khi website hiển thị đủ nội dung của một trang hoặc thời gian để website của bạn nhận được byte đầu tiên từ máy chủ của website.
Trong quá trình tối ưu SEO onpage, thì tốc độ tải trang luôn được SEOers quan tâm hàng đầu, để có thể tăng trải nghiệm của người xem được tốt hơn, nó cũng được đánh giá cao trong điểm xếp hạng website. Thực tế cho thấy, các trang web có tốc độ tải nhanh hơn sẽ cho ra chuyển đổi tốt hơn và thường xếp thứ hạng tốt hơn.
Theo thang điểm đánh giá của Google đã chỉ ra tốc độ trang web là một t23rong những chỉ số được sử dụng bởi thuật toán của họ để xếp hạng các trang .
Ngoài ra, tốc độ trang chậm có nghĩa là các công cụ tìm kiếm có thể thu thập thông tin ít trang hơn và điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới việc lập chỉ mục của bạn. Tốc độ tải trang có ảnh hưởng rất lớn tới trải nghiệm của người xem. Những trang có tốc độ tải chậm thường có tỷ lệ thoát cao hơn và thời gian xem trang rất thấp.
Dưới đây là một số cách để tăng tốc độ trang của bạn:
1. Bật nén Sử dụng Gzip
Gzip là một ứng dụng phần mềm để nén tệp tin, để giảm kích thước tệp CSS, HTML và JavaScript lớn hơn 150 byte.
Bạn không nên dùng Gzip để nén tệp hình ảnh Hãy sử dụng phần mềm như Photoshop để có thể giữ lại được đúng chất lượng hình ảnh.
2. Giảm thiểu CSS, JavaScript và HTML
Bằng cách tối ưu hóa mã nguồn của bạn (bao gồm loại bỏ khoảng trống, dấu phẩy và các ký tự không cần thiết khác), bạn có thể tăng đáng kể tốc độ trang của mình.
Bạn cũng nên loại bỏ bớt những phần code, đoạn script, định dạng không sử dụng để giúp tăng tốc độ tải trang.
Ví dụ: File CSS theo format có nhiều mã thừa Sau khi giảm thiểu mã thừa Tham khảo công cụ giảm thiểu mã HTML, CSS và Javascript tại: https://htmlcompressor.com/compressor/
3. Hạn chế tải lại trang khi chuyển hướng trang
Vì điều này sẽ khiến khách truy cập của bạn sẽ mất thêm thời gian chờ đợi để hoàn thành phản hồi yêu cầu HTTP.
Ví dụ: nếu mẫu chuyển hướng trên điện thoại di động của bạn trông như sau: “example.com -> www.example.com -> m.example.com -> m.example.com/home”, mỗi một trong hai chuyển hướng bổ sung này sẽ làm cho trang của bạn Tải chậm hơn.
4. Tận dụng bộ nhớ đệm trình duyệt (browser cache)
Các trình duyệt cache rất nhiều thông tin (stylesheets, hình ảnh, file JavaScript và hơn thế nữa) để khi một người truy cập quay lại trang của bạn, trình duyệt không phải tải lại toàn bộ trang.
5. Cải thiện thời gian phản hồi của máy chủ
Thời gian phản hồi của máy chủ bị ảnh hưởng bởi lượng lưu lượng bạn nhận được, tài nguyên mỗi trang sử dụng, phần mềm máy chủ của bạn sử dụng và giải pháp lưu trữ mà bạn sử dụng. Để cải thiện thời gian đáp ứng của máy chủ, hãy chỉnh sửa ở những điểm quan trọng như các truy vấn cơ sở dữ liệu chậm, định tuyến chậm hoặc thiếu bộ nhớ để cải thiện chúng.
6. Tối ưu hóa hình ảnh
Hãy đảm bảo rằng các hình ảnh của bạn không lớn hơn cần thiết, chúng có định dạng file đúng (PNG thường tốt hơn cho đồ họa với ít hơn 16 màu trong khi các ảnh JPEG thường tốt hơn cho ảnh) và chúng được nén cho web . Công cụ đo tốc độ load trang Google Page Speed Insight Google Page Speed Insight là công cụ đo lường hiệu suất của trang cho các thiết bị Desktop và mobile với thang điểm từ 0-100 85 điểm: Thật tuyệt trang của bạn tối ưu tốc độ tốt 60-84 điểm: bạn cần cải tiến và tối ưu tốc độ load trang Dưới 60 điểm: trang chậm và ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng cần cải thiện hiệu năng