Metaverse là một vũ trụ ảo, hay còn gọi là vũ trụ kỹ thuật số, được tạo ra bởi sự hội tụ của thực tế ảo (AV) và thực tế tăng cường (AR), bao gồm tổng tất cả các thế giới ảo, thực tế tăng cường và Internet.
Metaverse là một từ ghép của Meta – nghĩa là Siêu Việt, và Verse, viết tắt của Universe – nghĩa là Vũ Trụ. Thuật ngữ này thường được sử dụng để mô tả khái niệm về sự lặp lại trong tương lai của Internet, được tạo thành từ các không gian ảo 3D liên tục, được chia sẻ và liên kết với nhau thành một vũ trụ ảo siêu việt có thể nhận thức như một thế giới thực.
Tên gọi Metaverse được nhà văn Neil Stephenson đưa ra lần đầu tiên trong cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng nổi tiếng Snow Crash xuất bản năm 1992, nơi con người được đại diện bởi Avatar có thể tương tác với nhau. Stephenson đã sử dụng thuật ngữ này để mô tả một thiết bị kế thừa dựa trên thực tế ảo cho Internet. Trong Snow Crash, Metaverse được mô tả như một thế giới mới có thể viết lại các chuẩn mực xã hội, các hệ thống giá trị và thoát khỏi sự cứng nhắc về văn hóa và kinh tế.
Nguồn gốc & đặc điểm của Metaverse
Metaverse là một vũ trụ ảo, hay còn gọi là vũ trụ kỹ thuật số, được tạo ra bởi sự hội tụ của thực tế ảo (AV) và thực tế tăng cường (AR), bao gồm tổng tất cả các thế giới ảo, thực tế tăng cường và Internet. Metaverse được kết hợp của từ Meta – nghĩa là Vượt ra ngoài (Beyond) và Verse, viết tắt của Universe – nghĩa là Vũ Trụ. Thuật ngữ này thường được sử dụng để mô tả khái niệm về sự lặp lại trong tương lai của Internet, được tạo thành từ các không gian ảo 3D liên tục, được chia sẻ và liên kết với nhau thành một vũ trụ ảo có thể nhận thức như một thế giới thực.
Tên gọi Metaverse được nhà văn Neil Stephenson đưa ra lần đầu tiên trong cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng nổi tiếng Snow Crash xuất bản năm 1992, nơi con người được đại diện bởi Avatar có thể tương tác với nhau. Stephenson đã sử dụng thuật ngữ này để mô tả một thiết bị kế thừa dựa trên thực tế ảo cho Internet. Trong Snow Crash, Metaverse được mô tả như một thế giới mới có thể viết lại các chuẩn mực xã hội, các hệ thống giá trị và thoát khỏi sự cứng nhắc về văn hóa và kinh tế.
Một số đặc điểm của Metaverse có thể kể đến đó là:
– Sustainability: Khả năng duy trì và liên tục có những cải tiến về dịch vụ hay hệ sinh thái trong đó.
– Immersion: Mức độ chân thực của Metaverse (đặc điểm này trả lời cho câu hỏi liệu trải nghiệm của chúng ta trong Metaverse đạt được bao nhiêu % so với thực tế).
– Openness: Tính mở, có nghĩa là Metaverse cho phép người tham gia có thể kết nối hoặc ngắt kết nối bất kỳ lúc nào. Đồng thời đó phải là không gian mở cho phép những sáng tạo trở nên không có giới hạn.
– Economic System: Một hệ thống kinh tế song song với thực tế. Trong đó, người tham gia có thể dịch chuyển tài sản của mình giữa thế giới thực và Metaverse một cách dễ dàng, cũng như có thể dựa trên việc có những cải tiến sáng tạo đột phá trong metaverse để tích luỹ và gia tăng tài sản cho chính bản thân.
Tiềm năng Metaverse đến từ một thị trường khổng lồ
Với một tầm nhìn rất lớn đó là tạo ra một thế giới song song với thế giới hiện tại của Metaverse, thì anh em có thể hình dung được thị trường này sẽ lớn đến mức nào. Hiện tại, số liệu mình thu thập được đã cho thấy tổng khối lượng tài sản trên toàn cầu vào cuối năm 2020 lên tới $418,300B. Do đó, nhìn chung đây là một thị trường rất khổng lồ và vẫn còn rất nhiều cơ hội tăng trưởng trong tương lai.
Tuy nhiên, đây là tầm nhìn rất xa trong tương lai, vậy các số liệu hiện tại ra sao? Đối với nền công nghiệp Metaverse, theo nghiên cứu đến từ LD Capital thì sẽ bao gồm 2 thành phần chính:
Nền công nghiệp phần cứng: Bao gồm các ngành công nghiệp sản xuất thiết bị phần cứng (chip, linh kiện điện tử, các thiết bị thực tế ảo tăng cường, …) là cơ sở hạ tầng nâng cao trải nghiệm cho Metaverse.
Nền công nghiệp nội dung: Là tất cả những nền tảng (chủ yếu là game) giúp chúng ta có thể đắm chìm trong Metaverse. Trong mảng này cũng có thể nhắc tới các mạng xã hội hoặc nền tảng chia sẻ như Youtube, Tiktok,… nhưng với một Metaverse đúng nghĩa thì mình cho rằng các nền tảng này sẽ tích hợp trực tiếp với game.
Đối với ngành công nghiệp phần cứng, theo nghiên cứu mình thu thập được từ The Business Research Company, trong năm 2020, ngành công nghiệp này trên toàn cầu có giá trị khoảng $862B với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm lên tới 9.4%.
Đối với ngành công nghiệp Gaming, hiện nay ngành này đang có giá trị khoảng $170B.
Như vậy, dù Metaverse chưa thực sự phát triển theo hình thái đúng nghĩa của nó, nhưng những thứ đang tồn tại hiện nay đã có giá trị lên tới nghìn tỷ USD. Đó là chưa kể tới việc khi các sản phẩm về thực tế ảo tăng cường được phổ biến rộng rãi, đây sẽ là nền tảng cho thị trường Metaverse Gaming phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Ngoài ra, với tầm nhìn “Beyond Universe” của Metaverse, rất có thể trong tương lai tất cả các tài sản ở ngoài đời sống sẽ được mang lên Metaverse để tạo ra một thế giới song song đúng nghĩa (thậm chí còn có thể vượt lên trên nó).
VN-Tek