Hiện nay, có 2 loại thẻ ATM gắn chip là gắn chip có tiếp xúc và không tiếp xúc. Với loại thẻ gắn chip có tiếp xúc, bạn phải đưa thẻ đặt vào khe nhận thẻ trên đầu đọc thì mới có thể ghi, xóa hay truy xuất dữ liệu. Còn thẻ chip không cần tiếp xúc, bạn không cần phải cho thẻ tiếp xúc trực tiếp với đầu thẻ đọc, khe đọc thẻ vẫn nhận được thông tin.

thẻ ATM gắn chip
Dùng thẻ ATM gắn chip rút tiền tại cây ATM hoặc đưa mặt thẻ chip chạm lên máy POS để thực hiện giao dịch

Điểm đặc biệt của thẻ chip ATM là thẻ sẽ chứa một con chip nhỏ hơn sim điện thoại nằm ở mặt trước của thẻ. Con chip trên thẻ có nhiệm vụ lưu trữ và mã hóa thông tin cá nhân với mật độ cao khi bạn thực hiện giao dịch ở máy POS và ATM.

Cách sử dụng thẻ ATM gắn chip rút tiền, thanh toán

Khi sử dụng thẻ gắn chip thay thẻ ATM từ cũ để rút tiền, bạn tới cửa hàng, cây rút tiền có biểu tượng nhận diện thẻ không tiếp xúc (contactless) và chạm thẻ lên máy POS hoặc cây ATM.

Khi thanh toán hay rút tiền thì bạn không cần phải rút thẻ ra mà chỉ cần để mặt thẻ gắn chip tiếp xúc với máy để thực hiện giao dịch. Trước đó, nhiều ngân hàng đồng loạt nhắn tin tới khách hàng thông báo về việc chuyển thẻ từ sang thẻ gắn chip.

Theo Điều 1 Thông tư 22/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung, từ ngày 31.3.2021, các tổ chức phát hành thẻ ngân hàng thực hiện phát hành thẻ có PIN do Ngân hàng Nhà nước cấp phải tuân thủ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.

Đồng thời, 100% thẻ ATM và thiết bị chấp nhận thanh toán bằng thẻ tại điểm bán tại Việt Nam sẽ phải tuân thủ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa. Như vậy, từ 31.12.2021, các ngân hàng sẽ dừng phát hành ATM từ, thay vào đó là thẻ có gắn chip.

VN-Tek

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận