Molière (tên thật là Jean-Baptiste Poquelin 1622 – 1673) là nhà thơ, nhà viết kịch, nghệ sĩ người Pháp, người sáng tạo ra thể loại kịch cổ điển, một bậc thầy của kịch nghệ châu Âu. Ông được coi là bậc thầy hài kịch vĩ đại nhất thế kỷ 17.

Google doodle vinh danh Molière Google doodle chọn ngày ra mắt “Người bệnh tưởng” – tác phẩm cuối cùng của Molière – để vinh danh kịch tác gia.

Vào ngày 10/2/1673, Molière công diễn vở kịch cuối cùng của mình – Người bệnh tưởng. Vì thế, Google doodle chọn ngày hôm nay để tưởng nhớ nhà hài kịch vĩ đại thông qua hình ảnh về các tác phẩm của ông. Trong ảnh là minh họa vở Dom Juan (Don Juan) nổi tiếng.

L’école des femmes (Trường học làm vợ) – vở hài kịch được các nhà phê bình đánh giá là xuất sắc nhất trong sự nghiệp Molière. Tác phẩm lên án gay gắt chế độ chuyên chế độc đoán của những kẻ thống trị, những kẻ tư sản gia trưởng, là tiếng gọi giải phóng người phụ nữ.

L’avare (Lão hà tiện) là tác phẩm thành công bậc nhất trong việc gây cười, xây dựng tính cách nhân vật qua các thủ pháp cường điệu hóa, xung đột kịch. Nhân vật Harpagon với thói hà tiện, hám vàng đã trở thành nhân vật điển hình của những kẻ keo kiệt. Tác phẩm nêu nhiều vấn đề xã hội, phê phán những kẻ làm giàu tàn nhẫn, sự tha hóa đạo đức của giai cấp tầng lớp trên, sức phá hoại của đồng tiền trong xã hội tư bản buổi đầu.

Le Malade imaginaire (Người bệnh tưởng) là lời công kích cuối cùng của Molière. Ông mang lên sân khấu làm trò hề một bọn cổ hủ, bọn thầy thuốc đại diện cho thứ khoa học giáo điều ngu dốt, sẵn sàng phản ứng lại sự tiến bộ. Tác phẩm là một lời ca ngợi nồng nhiệt khoa học chân chính, đồng thời công kích thói giả nhân giả nghĩa, lừa bịp, ích kỷ của quan hệ tư bản chủ nghĩa.

Molière còn là người hết lòng với kịch nghệ. Từ chối nối nghiệp buôn bán của gia đình, ông thành lập đoàn kịch, từng phải đi tù vì đoàn kịch nợ nần. Cho tới khi Molière viết kịch, biểu diễn cho một nhân vật trong hoàng gia xem, đoàn kịch của ông thoát khỏi khó khăn, gây tiếng vang. Dù nhận sự ủng hộ của hoàng gia, Molière không ngần ngại phanh phui thói xấu của giới thượng lưu Pháp, châm biếm tôn giáo. Tinh thần châm biếm, mang lại triết lý sâu sắc của ông truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ.

VN-Tek

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận