Hiện có khá nhiều phần mềm hỗ trợ phân vùng ỗ đĩa trên Windows, bên cạnh đó Microsoft cũng đã cung cấp công cụ hỗ trợ mang tên Disk Management giúp người dùng có thể quản lý ổ cứng một cách dễ dàng hơn và bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc sử dụng công cụ này hiệu quả.

Với một chiếc laptop hay máy tính để bàn mới mua, việc đầu tiên người dùng cần làm chính là phân chia lại vùng ổ đĩa cần sử dụng cho từng mục đích. Một số nhà sản xuất đã phân vùng sẵn cho người dùng, tuy nhiên không ít hãng chưa làm được điều này, nhất là với những chiếc laptop không được tặng kèm Windows bản quyền.

Có hai cách để mở công cụ Disk Management

Cách 1: Chuột phải vào This PC → Manage

→ Chọn Disk Management

Cách 2: Bấm tổ hợp Windows + R → Nhập diskmgmt.mscOK

Phân vùng ổ cứng với Disk Management

Mỗi HDD khi mới mua về có dung lượng từ 500GB cho tới 1 – 2TB. Và với khả năng lưu trữ lớn không phải ai cũng sẽ sử dụng chúng cho một mục đích duy nhất, đó là lý do mà người ta cần phải phân vùng ổ đĩa. Cụ thể các bước như sau:

B1: Trong cửa sổ DiskManagement hiện lên, bấm chuột phải vào phân vùng cần chia → chọn Shrink Volume

B2: Ở cửa sổ mới, tiến hành nhập dung lượng muốn cắt khỏi phân vùng đã chọn tại ô Enter the amount of space to shrink in MB → nhấn Shrink

B3: Tiến trình hoàn thành, sẽ có một ổ đĩa mới, bạn phải chuột vào phân vùng đó và chọn New Simple Volume

→ Bấm Next ở hộp thoại hiện ra tiếp theo.

Next

– Tại đây, bạn có thể chọn tên ổ đĩa ở mục Assingn the Following driver letter → nhấn Next.

B4: Ở cửa sổ tiếp theo, công cụ sẽ cho phép chọn kiểu định dạng ổ đĩa và đặt tên cho nó. Bạn nên để định dạng mặc định và có thể đặt tên tùy ý → Next

Finish để hoàn thành.

Như vậy chỉ với 4 bước đơn giản bạn đã có được phân vùng ổ đĩa mới và có thể sử dụng hoàn toàn bình thường.

Gộp phân vùng ổ cứng với Disk Management

Trong quá trình sử dụng, lượng thông tin lưu trữ lên từng phân vùng ổ đĩa có thể sẽ không đều do mục đích sử dụng. Và công cụ của Microsoft cũng sẽ hỗ trợ người dùng xóa đi những phân vùng không dùng đến và gộp nó với phân vùng cần thiết.

Chú ý:

– Bạn chỉ có thể gộp các phân vùng ổ cứng lại với nhau khi các phân vùng này nằm sát cạnh nhau. Ví dụ trong hình bên dưới, bạn chỉ có thể gộp được phân vùng ổ E với ổ D, ổ E với ổ G hoặc ổ C với ổ D, không thể gộp ổ D với ổ G (hoặc ổ C với ổ E).

– Bạn chỉ có thể gộp 2 phân vùng ổ cứng lại với nhau khi và chỉ khi một trong 2 phân vùng được đưa về trạng thái chưa định dạng (phân vùng đĩa trống (free space). Do đó trước khi tiến hành gộp 2 phân vùng ổ cứng, bạn nên lưu trữ dữ liệu trong phân vùng ổ cứng sẽ đưa về trạng thái chưa được định dạng để tránh mất mát dữ liệu.

Trước tiên, bạn lưu trữ dữ liệu của phân vùng ổ H sang phân vùng ổ E. Sau đó, thực hiện các bước dưới đây để thực hiện việc gộp phân vùng ổ cứng.

B1: Bấm chuột phải vào phân vùng ổ H → Delete Volume

B2: Hộp thoại mới hiện ra sẽ Xác nhận việc bạn có thật sự muốn xóa phân vùng hay không bởi hành động này sẽ xóa toàn bộ dự liệu lưu trên nó. Chọn Yes để tiếp tục.

B3: Sau khi xóa phân vùng chúng ta có thể gộp nó với phân vùng bên cạnh bằng cách bấm chuột phải vào phân vùng E → Chọn Extend Volume

→ Chọn Next

→ Tại đây công cụ sẽ cho phép bạn chọn lượng dung lượng cần gộp. Next để chọn toàn bộ.

Finish

Chúc bạn thành công.

VN-Tek

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận