IV. CÁC YẾU TỐ VỀ NỘI DUNG

4.1. Phối Hợp Đa Dạng Nội Dung

• Sử dụng nhiều loại hình thể hiện nội dung tránh nhàm chán.

• Tăng media như ảnh, video, tools, tài liệu, link tham khảo.

• Tránh sử dụng POP UP, quảng cáo flash chèn lên nội dung.

4.2. Chuyển Biến Nội Dung

Chuyển một nội dung gốc không hấp dẫn sang một nội dung hấp dẫn hơn bằng cách:

– Chỉnh sửa tiêu đề, thêm hướng dẫn hay text bình luận.

– Minh họa thêm hỉnh ảnh hay media tương ứng, xoay và phân tích khía cạnh khác của nội dung, chuyển format từ nội dung kể sang hỏi hay bình luận, đánh giá hoặc liệt kê.

4.3. Nhấn Mạnh Phần Nội Dung Quan Trọng

Nếu bạn muốn người đọc biết thêm hoặc được một điều gì đó quan trọng sau khi đọc phần nội dung của mình, hãy giúp họ nhận biết chúng bằng cách nhấn mạnh, bôi đậm phần nội dung đó.

4.4. Nên Viết Các Đoạn Nội Dung Ngắn

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các đoạn nội dung quá dài sẽ khiến người đọc bỏ nội dung ngay lập tức. Độ dài tối thiểu của một đoạn nội dung trong bài viết nên chỉ là 3-4 câu thậm chí chỉ là 1 câu nếu ý đó quan trọng và cần được trình bày riêng.

4.5. Hạn Chế Dùng Đại Từ

– Thông thường khi các webmaster viết nội dung cho website, họ thường sử dụng các đại từ như tôi, bạn, anh, cô để nói rõ lên ý tứ của mình. Tuy nhiên, do người đọc ít khi đọc hết tất cả nội dung từ đầu tới cuối nên việc sử dụng quá nhiều đại từ sẽ khiến người đọc cảm thấy bị “lạc” khi đọc lướt và không theo kịp luồng ý tưởng.

– Chính vì vậy, sau khi hoàn thiện phần nội dung, các webmaster nên đọc lại nội dung của mình và bỏ bớt các đại từ tại các vị trí không cần thiết.

4.6. Liên Kết Các Đoạn Văn Với Nhau

Các đoạn nội dung nên được liên kết với nhau một cách có hệ thống và hợp lý. Câu cuối cùng của đoạn văn trước nên được tiếp nối ý bởi câu đầu tiên của đoạn văn sau.

4.7. Xử Lý Ảnh Minh Họa

– Một hình ảnh không làm khán giả thích thú thì đừng minh họa.

– Minh họa phải sát nội dung và hay hơn nội dung.

– Tên ảnh + Alt ảnh chứ từ khóa.

– Chọn ảnh có độ phân giải cao.

4.8. Các Chú Ý Khi Viết Bài

1. Không được phép sai chính tả, ngữ pháp.

2. Không sử dụng ngôn ngữ Teen.

3. Không tùy tiện pha màu sặc sỡ trong bài.

4. Tránh viết lẫn lộn Anh – Việt quá nhiều.

5. Bài viết quá dài không ngắt trang.

6. Bài viết dài không có minh họa.

7. Viết hoa sau dấu chấm và đầu câu.

8. Không có nội dung khác với tiêu đề.

10. Tránh dùng out link quá nhiều, link out phải nên để nofollow.

11. Tránh phân tán Internal link ra các phần không liên quan.

12. Tránh viết bài nói nhiều về các vấn đề khác không liên quan đến nhau cũng như đến chuyên mục mục tiêu.

15. Font Chữ

• Đúng ngữ cảnh.

• Sử dụng Font chữ hợp lý.

(*) Lưu ý:

Người dùng Internet không đọc từng chữ một khi họ lướt web. Ngược lại, họ đọc lướt các đề mục và một phần nội dung dưới đề mục đó. Chính vì vậy, việc áp dụng các phông chữ hợp lý (đề mục to và được bôi đậm, nội dung phông chữ nhỏ hơn) là điều đầu tiên cần làm khi trình bày nội dung.

16. Cách Dòng Hợp Lý

• Tính “dễ đọc” của nội dung được cấu thành bởi các yếu tố như font chữ, kích cỡ chứ, khoảng cách giữa các dòng, khoảng cách giữa các từ, độ rộng của phần nội dung, và các lỗi chính tả khác.

• Một trong những yếu tố quan trọng chính là khoản cách giữa các dòng. Và ở trong cả 2 ví dụ đầu tiên yếu tố này đều không đạt do quá hẹp hoặc quá rộng.

17. Màu Sắc

• Màu sắc quá tương phản trong phần nội dung chí là một trong những nguyên nhân khiến người đọc phần nội dung do mắt cảm thấy quá khó chịu.

• Màu sắc chuẩn cho phần nội dung chính là font chữ đen trên nền trắng. Ngoài ra còn nhiều cách phối màu khác, tuy nhiên, các webmaster không nên “sáng tạo” mà phá hỏng yếu tố thân thiện của phần nội dung.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận