Mời các bạn cùng tìm hiểu về SEO copywriting qua loạt bài sau nhé.

I. TÌM HIỂU VỀ GOOGLE PANDA

Google Panda: Là một thuật toán của Google, để thay đổi kết quả xếp hạng tìm kiếm các website trên Google. Google Panda là bộ lọc quan trọng để cải tiến các kết quả tìm kiếm mới của Google.

Khi Google panda mới ban hành và cập nhật thì Google đã nhận được hàng trăm nghìn email khiếu nại từ các website về việc họ bị ảnh hưởng bởi kết quả tìm kiếm thay đổi. Google giải thích rằng tất cả là nhằm đưa đến những kết quả có lợi cho người dùng và đã đưa ra 23 luận điểm đánh giá cho một website chất lượng.

(*) Lịch Sử

– Google panda xuất hiện từ tháng 2 năm 2011 và đến nay được update qua 18 phiên bản khác nhau (mới nhất là panda 3). Google Panda ra đời là để phục vụ người dùng hiệu quả hơn, cung cấp những website có nội dung chất lượng hơn. Và có 4 tiêu chí chính trong thuật toán Google Panda mà chúng ta cần lưu ý:

– Google panda sẽ loại bỏ những trang có nội dung rác, chất lượng thấp.

– Panda sẽ lọc các trang có tỷ lệ Bounce rate cao (tỷ lệ thoát).

– Panda xét tỉ lệ khách hàng quay trở lại.

– Panda xét thêm thời gian online trên website.

(*) Cách phòng tránh Google Panda

– Viết nội dung chất lượng.

– Chỉnh sửa, xóa bỏ những nội dung có giá trị thấp/trùng lặp.

– Tránh trùng lặp tiêu đề và mô tả giữa các bài viết, chuyên mục bên trong website.

– Tăng cường liên kết nội bộ đến các nội dung liên quan (Giúp giảm chỉ số bounce rate và time onsite)

– Tăng tỷ lệ CTR bằng cách viết tiêu đề và mô tả trang hấp dẫn.

II. TỪ KHÓA – KEYWORD DENSITY

2.1. Đặt Từ khóa trong bài viết như thế nào là tốt nhất?

Vị trị đặt từ khóa và tỷ lệ từ khóa trong bài viết là điều rất quan trong khi Seo Copywriting cho website. Có nên chèn quá nhiều keywords trong nội dung bài viêt? Bao nhiêu keywords trong một bài viết thì đủ… là câu hỏi mà nhiều Copywriter luôn thắc mắc.

2.1.1. Từ khoá trong tên miền của bạn (Keyword Domain)

Tên miền chứa từ khóa chính có thể có một tác động rất lớn về mặt tâm lý người dùng và các Search Engine.

Ví dụ: http://hocketoang7.com (Tile chứa từ khóa hoc ke toan)

2.1.2. Từ khoá trong URL của trang web của bạn

Khi đặt tên trang web của bạn, chứ không phải cho họ một số tên lạ, đặt từ khóa chính của bạn trong URL.

Ví dụ: http://vinamax.com.vn/marketing-online

2.1.3. Từ khoá trong Title

Đưa từ khóa của bạn trong tiêu đề không chỉ giúp các độc giả nắm bắt được nội dung muốn truyền tải của bài viết mà còn rất tốt cho các Search Engine.

Ví dụ: Học kế toán, Trung tâm đào tạo kế toán số 1 Hà Nội

Title có chứa 2 từ khóa học kế toán & đào tạo kế toán đồng thời giúp cho độc giả nắm bắt được thông tin về nội dung website.

2.1.4. Từ khoá trong các thẻ meta mô tả

– Các công cụ tìm kiếm thông thường xem xét 150 ký tự đầu tiên của từ khóa mô tả, do đó, bạn có một không gian hạn chế để chèn các từ khóa của bạn. Hãy chắc chắn rằng để kết hợp các từ khóa của bạn phải lên phía trước trong mô tả của bạn.

– Sử dụng các mô tả thẻ meta để viết một câu hấp dẫn bằng cách sử dụng các từ khóa chính của bạn để cung cấp cho biết thêm chi tiết cho độc giả và làm cho họ muốn click vào nó và có một cái nhìn tại trang mục tiêu.

2.1.5. Từ khóa trong câu đầu tiên trong đoạn đầu tiên

Một ý tưởng tốt là để chèn cụm từ khóa của bạn trong câu đầu tiên trong đoạn đầu tiên, về cơ bản trong vòng 100 ký tự đầu tiên.

2.1.6. Từ khóa lồng ghép trên nội dung của trang

– Lồng ghép từ khoá chính của bạn trong suốt trang và sử dụng các cụm từ khác có liên quan mà thường có thể đi lên khi nói về chủ đề của từ khoá chính của bạn.

– Giữ mật độ từ khóa là 1% – 1,25%, có nghĩa rằng các từ khóa sẽ xuất hiện 1-1,25 lần cho mỗi 100 từ trên một trang. Bạn tập trung vào văn bản của bạn và giữ cho các độc giả của bạn trong tâm trí. Khi thực hiện xong, trở lại và tiếp tục đặt các từ khóa khác của bạn trên tất cả các trang.

2.1.7. Từ khóa xung quanh khu vực ảnh mô tả

2.2. Mật Độ Từ Khóa

– Mật độ từ khóa trên trang : 0.7% – 2% và 3% cho các từ khóa liên quan như đồng nghĩa, sát nghĩa, mở rộng, cụm từ, lệch dấu (đào tạo seo – dao tao seo)

– Mật độ từ khóa trên thư mục : 2-5% cho chính xác và 2% cho phần liên quan.

– Mật độ từ khóa menu: 0.2-1%

– Mật độ từ khóa ảnh, video, media : 0,1-1% và 0.5%

– Mật độ từ khóa trong Domain, URL, Title, Description, H1,H2 : 0,3-0,3% và 0,4%

– Xuất hiện 1 lần ở đầu, 2 lần ở giữa và 1 lần ở cuối.

(*) Lưu ý:

– Nên viết nội dung sao cho từ khóa xuất hiện 1 cách tự nhiên nhất, tránh việc nhồi nhét không tự nhiên gây ức chế cho người đọc và bị google đánh giá Spam từ khóa.

2.3. Độ Dài Tiêu Chuẩn Các Tiêu Chí Trong Seo

– Tiêu đề chứa từ khóa < 65 ký tự.

– Mô tả có nội dung tương tự hoặc giống tittle < 155 ký tự.

– Độ dài của Alt Image cũng không quá dài nên < 60 kí tự.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận